Củ tam thất có tác dụng gì? Cách sử dụng

Củ tam thất từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian như một thảo dược quý bởi những tác dụng tuyệt với đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những công dụng cũng như sử dụng đúng cách vị thuốc này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Hiểu chung về củ tam thất

Củ tam thất không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn có công dụng chữa bệnh rất hữu hiệu. Hầu hết các bộ phận trên cây tam thất đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, củ tam thất là bộ phận có giá trị lớn nhất của cây.

Đặc điểm, phân loại củ tam thất

Tam thất là loài cây thuộc họ thân thảo, có chiều cao trung bình khoảng 30-50cm. Lá cây có hình răng cưa, mọc theo chùm gồm 3-4 lá. Hoa tam thất mọc thành chùm, có hình dạng giống bông súp lơ, thường có màu xanh giống với màu lá. Hoa tam thất thường nở vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm.

Đặc điểm của củ tham thất

Củ tam thất có tên khoa học là Panax pseudo-ginseng (Burk), nằm trong họ Ngũ gia bì – Araliaceae

Tâm thất là dược liệu quý

Tâm thất là dược liệu quý

Cây tam thất được trồng từ 3 đến 7 năm mới hình thành củ và cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch cần làm sạch, cắt bỏ phần rễ, phơi khô để đưa vào sử dụng và làm dược liệu.

 

Củ tam thất là phần có chứa dược tính mạnh nhất, tốt nhất cho sức khỏe. Trong Đông y, tam thất có tính ôn, vị ngọt đắng, khi đi vào cơ thể được quy vào 5 kinh gồm Can – Vị – Tâm – Phế – Đại Tràng, có tác dụng bổ khí, cầm máu, giảm đau…., chủ trị các chứng như huyết ứ, mụn nhọt, xuất huyết, bầm tím do va đập…

Phân loại

Dựa theo đặc tính, hình dạng, nơi trồng, giá trị dược lý mà củ tam thất được chia thành nhiều loại khác nhau giúp người sử dụng dễ phân biệt hơn.
Chia theo hình dáng, màu sắc củ tham thất được chia thành 3 loại chính gồm: củ tam thất bắc, củ tam thất nam và củ tam thất rừng.

Tam thất bắc

Tam thất bắc hay còn được gọi là điền thất, nhân sâm tam thất, sâm tham thất, kim bất hoán (chỉ sự quý giá của loại dược liệu này)

Thân củ hình thoi, vỏ ngoài sần sùi, có nhiều đốt/mấu cứng đen hoặc xám bao quanh củ, thuộc họ nhân sâm. Thân cây chỉ cao khoảng 30-60cm, sống lâu năm, mọc ở độ cao trên 1500m ở những nơi có khí hậu lạnh, phải mất 3 năm từ khi gieo hạt mới cho hoa và cần tới 7 năm phát triển mới cho ra củ. Chính vì vậy, củ tam thất bắc có giá đắt nhất trong các loại tam thất.

Củ tam thất bắc

Tại Việt Nam, tam thất bắc là loại dược liệu quý hiếm được bảo tồn và phát triển ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Tam thất nam

Tam thất nam hay còn có tên gọi khác là tam thất gừng, khương tam thất hoặc thổ tam thất thuộc họ gừng.

Cây tam thất nam thường có 3-5 lá có cuống dài, mọc sát ngay gốc cây, hoa theo từng cụm, rễ phát triển thành củ cứng và nhẵn. Củ tam thất nam có lớp vỏ mỏng bên ngoài màu vàng, lớp trong màu trắng, phần ruột có vằn ngang màu đen.

Cây tam thất nam ưa sống ở những nơi có khí hậu lạnh giống như cây tam thất bắc.

Tam thất rừng

Tam thất rừng hay tam thất hoang, sâm vũ diệp, hoàng liên thất là loại dược liệu mọc tự nhiên trong rừng, có chiều dài thân khoảng 50-55cm, sống trong điều kiện khí hậu ẩm, lạnh ở độ cao từ 1300 đến 2300m, phát triển tốt dưới bóng cây rừng.

Củ tam thất rừng có hình dạng thuôn, vỏ màu trắng pha vàng, ruột củ trắng ngà, có vị đắng, nhạt, tính hàn. Tam thất rừng còn được chia thành 5 loại dựa theo màu sắc của lõi củ, bao gồm: màu trắng, tím khoai môn, vàng, đỏ tía, xanh.

Theo trạng thái củ tam thất được chia thành 2 dạng: củ tam thất tươi và củ tam thất khô.

Củ tam thất tươi

Củ tam thất tươi là trạng thái củ vừa thu hoạch, giá trị dược tính giữ được trọn vẹn bởi chưa qua bất kỳ quá trình xử lý nào, đây là thời điểm sử dụng tốt nhất, tuy nhiên lại rất khó bảo quản bởi củ dễ bị hỏng, thối.

Củ tam thất khô

Để bảo quản được củ tam thất lâu hơn, ta cần mang đi phơi hoặc sấy khô. So với tam thất tươi thì sấy khô có thể bị giảm đi 1 phần giá trị dinh dưỡng của chúng, nhưng nếu biết sử dụng và sơ chế đúng cách, giá trị dược tính mang lại cho cơ thể không quá khác biệt.

Thành phần hóa học

Trong củ tam thất có chứa nhiều thành phần quý như Saponin triterpen (Saponin A, B, C, D), Acid oleanolic, 16 acid amin (điển hình là phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ ví dụ Fe, Ca)…

Chính vì vậy, tam thất được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và trở thành vị thuốc dùng trong rất nhiều trường hợp điều trị các chứng liên quan đến thể trạng, thiếu máu và các bệnh tim, huyết áp…

Tác dụng của củ tam thất là gì?

Bằng những nghiên cứu Đông y và khoa học, dược lý loại củ này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời ngăn chăn bệnh tật rất hiệu quả.

Bảo vệ tim, ngăn chặn thiếu máu, chống xơ vữa động mạch

Vì chứa chất noto ginsenosid có tác dụng giúp giãn mạch, ức chế quá trình thẩm thấu của các mao mạch, từ đó ngăn chặn tình trạng thiếu máu, hỗ trợ tim mạch, giảm nguy cơ ngất xỉu khi thiếu máu.
Những người gặp tình trạng thiếu máu, thiếu máu cục bộ đều được khuyên sử dụng tam thất để bồi bổ cơ thể và tăng khả năng sản sinh hồng cầu, chống thiếu máu.

Tam thất rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Cơ thể người mẹ sau sinh dễ gặp phải các bệnh lý liên quan đến thiếu máu, suy nhược cơ thể do trải qua quá trình mang thai và sinh nở vất vả. Sở dĩ tam thất tốt đối với phụ nữ sau sinh là nhờ khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết trong cơ thể.

Ngoài ra, sử dụng tam thất còn giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn, nguồn sữa dồi dào cho con cũng giúp tinh thần người mẹ phấn chấn hơn.

Tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh

Tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh những công dụng chính kể trên, loại củ này còn có tác dụng tốt trong các trường hợp người bị viêm xương khớp, đau loét dạ dày, ra mồ hôi trộm, ăn uống kém, cơ thể suy nhược…

Tiêu sưng, giảm viêm

Dùng củ tam thất uống trong, bôi ngoài trong trường hợp bị va đập do trấn thương, vận động mạnh còn giúp người bệnh nhanh chóng giảm sưng, ngăn chặn nguy cơ viêm. Nếu không may bị tụ máu vết thương thì sử dụng củ tam thất là lựa chọn tuyệt vời để làm tan bầm tím cho cơ thể.

Người chuẩn bị phẫu thuật hay vừa trải qua phẫu thuật rất nên sử dụng để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Giảm đau, tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Khả năng giảm đau là nhờ hoạt chất Flavonoid có trong rễ và củ. Hoạt chất này giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm cholesterol trong máu, tăng cường khả năng đề kháng, xây dựng hệ thống miễn dịch cho cơ thể , giúp đẩy lùi các nguy cơ nhiễm khuẩn.

Điều trị tiểu đường, cao huyết áp

Chứa các hoạt chất giúp ổn định và cân bằng đường huyết trong cơ thể nên khi sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa những biến chứng phức tạp và nguy hiểm từ bệnh tiểu đường, huyết áp cao.

Dùng củ tam thất như thế nào?

Cùng tham khảo một số cách sử dụng tam thất dưới đây:

  • Ngâm rượu: Ngâm rượu giúp bảo quản và giữ được dược tính của loại củ này một cách tối đa. Bạn dùng 1kg tam thất tươi đã làm sạch, loại bỏ rễ ngâm cùng 3 lít rượu 45 độ trong khoảng 3 tháng hoặc 1kg tam thất khô làm sạch, tráng qua 1 lần rượu rồi đổ 5 lit rượu 40 độ ngâm trong 3 tháng là có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 hoặc 2 chén nhỏ rượu tam thất, tránh uống quá nhiều khiến cơ thể khó hấp thu.
  • Dùng sống: Bạn có thể tán thành bột mịn trộn với mật ong rồi ăn trực tiếp hoặc pha nước ấm để uống. Tuy đây là cách giúp nạp tối đa dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được vì khá đắng.
  • Chế biến cùng thức ăn: Để dễ ăn và tăng cường dinh dưỡng bạn có thể hấp tam thất cùng chim bồ câu, thịt gà, lợn, lá ngải. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng khoảng 50g tam thất cho 500-700g nguyên liệu để dễ vị đắng không lấn át thức ăn.

Những lưu ý khi sử dụng

Tam thất là dược liệu quý, lành tính rất ít có tác dụng phụ, tuy nhiên người sử dụng không nên quá lạm dụng mà cần dùng với liều lượng vừa phải, hợp lý.

Những người huyết áp thấp, trẻ nhỏ, người bị tiêu chảy, lạnh bụng, người bị dị ứng với các thành phần của nhân sâm không nên sử dụng bởi có thể sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng củ tam thất. Hi vọng bài viết có ích với bạn!

Video:

Các bài viết có thể bạn chưa xem

 

Contact